Thứ Hai, 30 tháng 11, 2009

Hào nướng phô mai

Quantcast


hao nuong phomai.jpg










Nguyên liệu:

  • Hào sữa sống: 1kg (khoảng 3 con)
  • phô mai: 75g
  • pho mai bột: 2g

  • origano khô: 1g
  • ngò tươi để trang trí.


Thực hiện:

  • Hào rửa sạch vỏ, tách một lớp vỏ, để nguyên con, dốc ngược cho ráo nước.
  • Phô mai đánh nhuyễn, quết lên trên phần thịt hào phủ đều, rắc origano, bột phô mai lên trên.
  • Cho vào ò nướng ở nhiệt độ 1500 C từ 10 – 12 phút. Bày ra đĩa, dùng nóng.

Sưu tầm

Cơm cháy hải sản

Quantcast


Nguyên liệu:

  • 10 miếng cơm cháy
  • 50gr tôm
  • 50gr mực

  • ớt chuông, xanh, đỏ, vàng

    com chay hai san.jpg

  • cà chua
  • gia vị, dầu ăn.

Thực hiện:

  • Cơm cháy đem chiên giòn.
  • Tôm, mực, ớt chuông cắt hạt lựu.
  • Cà chua băm nhuyễn.
  • Dầu nóng, cho cà vào xào nóng, cho tôm mực vào đảo đều.
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn, cho ớt chuông vào đảo.

Bí quyết nấu nước dùng

Quantcast

Nước dùng đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Nước dùng có mặt trong món canh, súp, các món nước như: bún, mì, phở hay lẩu…Nước dùng phải ngọt, trong, không lợn cợn. Một vài bí quyết nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn có nồi nước dùng chất lượng:

- Chọn các nguyên liệu tươi ngon là bước quan trọng để có nồi nước dùng đậm đà. Các loại xương như: gà, lợn, bò được ưa chuộng nhất. Cho xương vào nồi nước sôi có pha ít muối, chần sơ qua cho sạch các chất dơ bám bên ngoài, vớt ra, để ráo. Sau đó cho xương vào nồi nước lạnh và bắt đầu ninh. Đầu tiên, đun trên lửa to để nước nhanh sôi, sau đó hạ lửa nhỏ, vớt sạch bọt. Nên vớt bọt nhẹ tay để nước dùng không bị đục.

- Thời gian đun nước dùng của mỗi loại xương khác nhau. Xương gà và lợn có thể nấu trong khoảng ba giờ. Để tiết kiệm thời gian, nhiều người dùng xương sụn hay sườn non nấu nước dùng cho món canh, bún, chỉ hầm khoảng hơn một giờ. Xương bò cần nhiều thời gian hơn, khoảng 6-8 giờ. Nước dùng từ các loại cá hay hải sản mất ít thời gian hơn, từ 15-20 phút.

- Cách sử dụng gia vị của các loại nước dùng cũng khác nhau. Nước dùng gà, lợn có vị ngọt thanh nên chỉ cần chút đầu hành, tiêu, rau mùi là đủ. Xương bò khá nặng mùi nên phải dùng các loại thảo mộc như quế, thảo quả, hồi, gừng…

- Bạn có thể nêm nước dùng bằng muối hay hạt nêm. Ban đầu nêm hơi nhạt so với khẩu vị để sau khi nấu xong, nước dùng sắc lại sẽ vừa ăn.

Sưu tầm

Cuốn diếp

Quantcast

Nguyên liệu:
  • 300g cải bẹ xanh
  • 50g hẹ
  • 150 tôm

  • 100g thịt đùi
  • 50g thịt xay
  • 100g bún tươi
  • 100g xà-lách Đà Lạt
  • 2 cây rau quế
  • 1 cây tía tô
  • 50g tương bần
  • 15g hành tỏi băm
  • muối, đường, hạt nêm
  • dầu màu điều
  • dầu ăn.

Thực hiện:

mon cuon4.jpg

  • Tôm luộc chín, bỏ đầu và vỏ.
  • Thịt đùi luộc chín, thái mỏng.
  • Cải cắt dọc, bỏ cọng.
  • Hẹ trụng sơ. Rau quế, xà-lách, tía tô nhặt lấy lá.
  • Trải cải bẹ xanh ra khay, cho 1 lá xà – lách, rau quế, tía tô, bún tươi, 1 lát thịt và 1 con tôm vào, cuốn lại. Dùng hẹ buộc ở giữa.
  • Sốt tương: Phi hành tỏi băm với 2 thìa súp dầu ăn, cho thịt xay, tương bần vào xào. Nêm 1 thìa súp đường, 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê dầu màu điều. Cho tất cả vào máy xay nhuyễn.

Chè củ năng cơm dừa

Nguyên liệu:
  • 200g củ năng
  • 1 miếng cơm dừa
  • 200g bột năng

  • 100g đường cát trắng
  • 180ml nước cốt dừa
  • 1ống vani, màu đỏ thực phẩm (nếu thích).

che cu nang com dua.jpg











Thực hiện:

  • Củ năng gọt vỏ rửa sạch và xắt hạt lựu.
  • Dùng giấy thấm củ năng cho ráo, lấy đầu tăm chấm màu đỏ lên 1 góc củ năng sau đó nhúng vào bột năng cho dính xung quanh.
  • Nấu nước sôi, cho củ năng vào luộc đến khi bột áo bên ngoài trong veo, vớt ra cho vào thau nước lạnh.
  • Đường nấu tan với 200ml nước, rắc vani vào.
  • Cơm dừa xắt miếng để lên trên trang trí. Cho củ năng và cơm dừa vào ly, rưới nước đường vào, dùng lạnh.

Bánh ướt tôm chiên

Nguyên liệu:

  • 300g tôm
  • 600g bánh ướt
  • 150g bột chiên giòn

  • 3 trái dưa leo
  • 1 củ cà rốt
  • 1 thìa cà phê tỏi băm
  • 2 thìa súp hành tím phi
  • 1 thìa súp nước cốt chanh
  • 2 thìa súp đường
  • 1 thìa cà phê hạt nêm
  • 1 tô nhỏ nước mắm ngọt pha loãng

  • dầu để chiên.











Thực hiện:

  • Tôm cắt bỏ đuôi và phần nhọn trên đầu, ướp với tỏi và hạt nêm.
  • Bột chiên giòn cho nước lạnh vào pha sệt, cho bột và tôm vào và đặt vào chảo chiên ngập dầu, khi bánh vàng vớt ra giấy thấm dầu.
  • Dưa leo bằm sợi. Cà rốt gọt vỏ, xắt chỉ trộn với đường, nước cốt chanh, để thấm.
  • Khi dùng vắt ráo nước chanh đường rồi cho vào tô nước mắm. Bánh ướt hấp lại cho nóng, xếp vào đĩa cùng với dưa leo, rắc hành phi, cho bánh tôm chan nước mắm

Cá thác lác chiên mè


Nguyên liệu:

  • 150g cá thác lác
  • 50g giò sống
  • 50g xà lách

  • 1 quả trứng gà
  • 10g mè trắng
  • 1 thìa cà phê hạt nêm
  • dầu để chiên.

Thực hiện:

  • Cá thác lác trộn với giò sống, quết dai. Nêm vào 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà-phê dầu ăn, quết lại lần nữa cho thấm đều gia vị. Xà lách rửa sạch. Trứng gà đánh tan.
  • Vo cá thành từng viên tròn, nhúng cá vào trứng, sau đó lăn qua mè. Bắc chảo dầu lên bếp, dầu nóng cho cá vào chiên lửa nhỏ. Khi thấy mè vàng đều thì vớt cá ra, để ráo dầu. Cho cá ra đĩa, ăn kèm với xà lách và tương ớt.

Mách nhỏ:

Mè rất dễ cháy nên khi chiên phải để lửa thật nhỏ, muốn mè không bị bong, nên cho trứng bám thật dày vào cá trước khi lăn qua mè.

Hoành thánh cuộn cá chiên


Nguyên liệu:

  • 100g cá thác lác
  • 20 lá hoành thánh
  • 50g xà lách

  • 10g ngò rí
  • 1 thìa cà phê hạt nêm
  • 1 thìa cà phê đường
  • dầu để chiên.

Thực hiện:

  • Xà lách rửa sạch, để ráo. Ngò rí rửa sạch, thái nhỏ. Cá thác lác quết dai, nêm vào 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường, cho ngò rí vào, quết lại lần nữa cho thấm đều gia vị.
  • Vo cá thành viên tròn, cho vào giữa miếng hoành thánh, gấp mép hoành thánh theo hình tam giác. Bắc chảo dầu lên bếp, dầu nóng cho cá vào chiên vàng đều, vớt ra để ráo dầu. Cho cá ra đĩa, ăn kèm xà lách, tương ớt.

Mách nhỏ:

Cá thác lác cần chiên sơ để khi hấp thịt cá được săn chắc và có độ dai. Tùy thích có thể thay tương ớt bằng nước tương và ớt cắt khoanh.

Cá thác lác hấp cải xanh


Nguyên liệu:

  • 100g cá thác lác
  • 50g cải xanh
  • 20g hành lá

  • 1 thìa cà phê hạt nêm
  • 1 thìa cà phê đường
  • 1 thìa súp dầu ăn.

Thực hiện:

  • Cá thác lác quết dai, nêm vào 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường, quết lại lần nữa cho thấm đều gia vị. Cán cá thành từng miếng mỏng, chiên sơ, cắt khúc vừa ăn.
  • Cải xanh cắt gốc, rửa sạch. Hành lá cắt bỏ phần gốc, luộc sơ. Trải lá cải xanh lên thớt, cho cá vào cuộn tròn, dùng cọng hành cột ngang cuốn cải. Cho cá vào nồi hấp chín. Cho cá ra đĩa, ăn kèm với tương ớt.

Mách nhỏ:

Để quết cá thác lác không bị dính, nên thấm muỗng quết vào nước muối loãng và quết thật đều tay để cá được dai.

Chả mực


Nguyên liệu:

  • 200gr mực
  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • 50gr giò sống

  • 50gr cá thác lác
  • khuôn nhôm nhỏ
  • 1 muỗng cà phê bột nêm
  • 1/2 muỗng cà phê tiêu
  • 2 muỗng canh dầu ăn.

Thực hiện:

Mực làm sạch, lau khô bằng khăn sạch, xay hoặc băm nhỏ, quyết nhuyễn với đầu hành và nước mắm. Trộn đều mực với giò sống, cá thác lác, tiêu, bột nêm. Vo lại từng viên vừa với khuôn.

Thoa dầu vào khuôn, cho chả mực vào, nén chắc không quá đầu. Để khuôn mực vào xửng, hấp chín. Lấy ra thoa lòng đỏ trứng gà lên hấp thêm 5 phút cho chín lòng đỏ là được.

Thưởng thức:

Gỡ chả ra khỏi khuôn, xếp ra đĩa dùng nóng với tương ớt.

Chả giò mực

Nguyên liệu:

  • 200gr mực quết nhuyễn với đầu hành
  • 100gr cá thác lác
  • 1 muỗng tỏi băm, hành tím băm

  • 1muỗng cà phê bột nêm

  • 1/2 muỗng cà phê tiêu
  • dầu ăn, bánh tráng, rau sống
  • nước mắm pha chua ngọt.

Thực hiện:

  • Mực trộn đều với giò sống, hành tỏi, 1 muỗng cà phê bột nêm, 1/2 muỗng cà phê tiêu. Bánh tráng trải ra, quyết mực lên, cuộn lại, thả vào chảo dầu.
  • Chiên vàng. Vớt ra. Để ráo dầu.

Thưởng thức:

Xếp ra đĩa, dùng với rau sống và nước mắm pha chua ngọt.

Sinh to trai cay

Monkey”s Lunch (Sinh tố xoài, dừa và dứa)

Nguyên liệu:

  • Sữa dừa 100ml
  • đường 60g
  • xoài chín 1 quả (200g)

  • dứa 1/2 quả
  • sữa chua không đường 1 hộp.

Thực hiện:

  • Cho tất cả nguyên liệu vào máy sinh tố xay nhuyễn.
  • Trang trí hoa văn trên bề mặt.

    sinh to xoai dua dua.jpg


Crazy Carrot (Sinh tố cà rốt, cam và kem vanila)

Nguyên liệu:

  • Cà rốt 1 củ
  • nước cam 60ml
  • kem vanilla 40g
  • đường 60g.

Thực hiện:

  • Cho tất cả các nguyên liệu vào máy xay sinh tố, xay thật nhuyễn.
  • Trang trí bằng kem tươi đánh bông và cà rốt thái mỏng hoặc để nguyên quả.

ca rotcamkemvani.jpg


Red Lips (Sinh tố dâu tây và bạc hà)

Nguyên liệu:

  • Dâu tây 100g
  • sữa chua không đường 1 hộp
  • nước siro dâu tây 40g
  • nước siro bạc hà 20g.

Thực hiện:

  • Xay đều bằng máy xay sinh tố.
  • Trang trí thêm dâu tây nguyên quả là lá bạc hà.

sinh dau tay bac ha.jpg


Rong biển cuộn tôm

Nguyên liệu:

  • 3 miếng rong biển (để cuộn sushi)
  • 300g tôm sú lột sạch vỏ
  • 100g giò sống

  • 1/2 củ cà rốt cắt que
  • 50g đậu que, rửa sạch, cắt bỏ phần đầu
  • 1 củ hành tím bằm nhuyễn
  • 1 nhánh ngò rí cắt nhuyễn
  • 200g xà lách, cà chua để trang trí
  • 1 muỗng cà phê hạt nêm
  • 1/4 muỗng cà phê tiêu xay
  • dầu ăn để chiên
  • nước xốt xí muội.

rong bien cuon tom.jpg

Thực hiện:

  • Xay hoặc bằm nhuyễn tôm sú. Trộn đều tôm sú, giò sống, hạt nêm Knorr từ thịt thăn và xương ống, tiêu xay và hành tím.
  • Để miếng rong biển trên đĩa, cho hỗn hợp tôm và giò sống, cà rốt, đậu que vào. Cuộn chặt tay. Đun nóng dầu ăn cho rong biển cuộn tôm vào chiên chín.
  • Cắt nhỏ rong biển cuộn tôm, trang trí với xà lách, cà chua. Dùng nóng với xốt xí muội.

Cơm chiên rong biển sò điệp

Nguyên liệu:

  • 300g gạo thơm vo sạch
  • 1 miếng rong biển (để cuốn sushi) cắt sợi
  • 200g sò điệp rửa sạch

  • 1 quả trứng gà khuấy đều
  • 1 khúc cà rốt cắt hạt lựu
  • 2 muỗng canh đậu phộng rang
  • 3 tép tỏi bằm nhuyễn
  • 2 nhánh hành lá cắt nhuyễn
  • 2 nhánh ngò rí cắt nhuyễn
  • 200g xà lách
  • cà chua để ăn kèm
  • 2 muỗng cà phê hạt nêm
  • 1/4 muỗng cà phê tiêu xay
  • 1 muỗng cà phê dầu hạt điều màu
  • 2 muỗng canh dầu ăn
  • nước tương ớt.

com chien rong bien so diep.jpg

Thực hiện:

  • Gạo nấu chín, để nguội. Trộn đều với dầu hạt điều. Luộc chín sò điệp và cà rốt. Trứng gà chiên chín, cắt hạt lựu.
  • Xào tỏi bằm cho thơm, thêm cơm trắng vào chảo, trộn đều. Nêm với hạt nêm và tiêu xay cho vừa ăn. Cho tiếp sò điệp, cà rốt, trứng gà và đậu phộng vào chảo đảo đều.
  • Thêm hành lá, ngò rí vào chảo, trộn đều. Múc cơm vào dĩa. Trang trí với xà lách, cà chua. Dùng nóng

Cơm chiên kiểu Nhật


Nhìn giống hệt một miếng chả trứng với nhân phía trong là cơm chiên, món này đòi hỏi sự khéo léo trong sắp đặt và trang trí, bên cạnh độ rời vừa đủ của các hạt cơm chiên.

Nguyên liệu:

  • 100g tôm sú
  • 100g mực lá
  • 200g nghêu
  • 10g cà rốt
  • 2 quả trứng gà
  • 1 chén cơm trắng
  • Gia vị: hạt nêm, đường, bột ngọt, muối, tiêu.

com chien kieu Nhat.jpg

Thực hiện:

  • Tôm sú, mực, cà rốt cắt hạt lựu. Nghêu tách vỏ lấy thịt. Cho dầu vào chảo phi tỏi vàng. Cho tôm, mực, nghêu, cà rốt vào xào, tiếp theo cho một quả trứng gà vào đảo đều. Trút tiếp cơm trắng vào và nêm bột ngọt, đường, muối, hạt nêm. Đảo đều cơm cho tới khi cơm khô vàng, múc ra đĩa.
  • Cho quả trứng còn lại vào chén, đánh đều, tiến hành tráng trứng thật mỏng. Cho cơm vừa chiên vào lòng trứng tráng. Xếp thành hình chữ nhật và đặt lên đĩa. Rạch trứng để lộ cơm ra, theo hình nơ, tam giác, tròn… Trang trí thêm bằng salad, cà chua, dưa leo, ngò rí.

Thưởng thức:

Cơm chiên dùng với nước tương và ớt thái lát mỏng. Nếu dùng với nước tương nhật Kikkoman, món ăn sẽ hấp dẫn và ngon hơn.

Mực chấy tỏi

Nguyên liệu:

  • 1kg mực nang (loại con 500g)
  • 2 quả dưa chuột
  • 2 thìa cà-phê tỏi băm nhuyễn

  • 2 củ tỏi Lý Sơn
  • 1/8 thìa cà-phê ớt khô (nếu thích cay)
  • 1/2 thìa cà-phê muối
  • 1 thìa cà-phê hạt nêm
  • dầu ăn, nước tương.

muc chay toi.jpg

Thực hiện:

  • Mực nang rửa sạch với muối, thái miếng vừa ăn, hấp chín. Dưa chuột rửa sạch, thái như mực. Tỏi Lý Sơn bóc vỏ, để nguyên từng tép. Đun nóng 2 thìa súp dầu ăn, cho tỏi Lý Sơn vào rán vàng, vớt ra.
  • Cho tỏi băm và ớt vào phi vàng. Vớt một nửa ra bát, tiếp tục cho mực vào xào trên lửa lớn. Nêm hạt nêm vừa ăn, tắt bếp. Cho phần tỏi đã phi vào trộn đều, trang trí dưa chuột, dùng với nước tương và tỏi Lý Sơn rán.

Bí quyết:

Để giữ độ nóng giòn, bạn có thể rán tỏi Lý Sơn sau cùng, trước khi dùng.

Nấm rơm om nước dừa tươi


Nguyên liệu:
  • 500g nấm rơm búp
  • 1 muỗng hành tỏi băm
  • 1 chén nước dừa tươi

  • 1/2 củ hành tây thái múi
  • 3 muỗng hạt nêm
  • 3 muỗng đường
  • 1 muỗng tiêu.

nam rom om nhuoc dua.jpg

Thực hiện:

  • Nấm rửa sạch, để ráo, ướp gia vị, hành tỏi cho thấm. Bắc chảo dầu nóng, cho nấm vào chiên thơm, cho nước tương vào đun sôi. Chú ý nêm 3 muỗng hạt nêm.
  • Cho nước dừa tươi vào om cạn còn 1/2, sau đó cho hành tây vào đảo đều, tắt lửa. Cho nấm ra đĩa, trên rắc ít tiêu và hành ngò.

Nấm cuốn giấy bạc nướng kiểu Thái

Quantcast

Là món ăn được rất nhiều người yêu thích bởi vị ngon đặc trưng của nó. Món này không gây ngán và ngon nhất khi kết hợp ăn cùng xôi chiên.

nam cuon giay bac nuong kieu Thai.jpg

Nguyên liệu:

  • Nấm kim châm 200g
  • nấm đùi gà 150g
  • nấm bào ngư 150g
  • nấm đông cô 50g
  • ớt hiểm 50g
  • nước dùng gà 200ml
  • hành tây 1 củ
  • sả củ bằm 3 củ
  • riềng xay 150g
  • gừng củ bằm 100g
  • bột bắp 50g
  • bơ Pháp 20g
  • hành, dầu ăn, gia vị.

Thực hiện:

  • Cách làm sốt Thái: Rửa sạch các loại nấm, để ráo. Riềng, sả, gừng, hành củ, ớt hiểm rửa sạch, bằm nhuyễn.
  • Cho dầu ăn và chảo nóng, cho bơ Pháp vào xào cùng gừng, riềng, ớt hiểm khoảng 3 phút. Sau đó cho nước dùng gà vào và nêm nếm gia vị vừa ăn, tiếp tục đun nhỏ lửa khoảng 10 phút. Trút bột bắp vào, đến khi thấy nước sền sệt là được
  • . Giấy bạc tạo hình theo sở thích. Cho tất cả các loại nấm, hành tây thái sợi vào, rưới sốt Thái lên trên và nướng khoảng 12 phút là được.

Thưởng thức:

Món này có thể ăn kèm cùng bánh mì thay cho xôi chiên.

Xôi dừa tôm chấy




Nguyên liệu:

  • 200g tôm đất hoặc tôm sú
  • 500g gạo nếp ngon
  • 100g dừa nạo

  • 50g hành lá
  • 2 thìa cà phê nước mắm ngon
  • 1/2 thìa cà phê hạt nêm
  • 1/4 thìa cà phê muối, mỡ hành.

xoi dua tom chay.jpg

Thực hiện:

  • Tôm bóc nõn, băm nhuyễn đầu hành ướp với nước mắm ngon và hạt nêm khoảng nửa giờ.
  • Dùng chảo không dính xào tôm cho chín, ráo nước. Giã hoặc xay nhuyễn. Cho tôm vào lại chảo, dùng xẻng miết đều trên chảo để tôm khô và tơi.
  • Nấu xôi dừa: Vò nếp sạch, ngâm nước ấm 2 tiếng rồi vớt ra trộn đều với ít muối cho vào nồi cơm điện. Cho khoảng 500ml nước vào dừa nạo vắt lấy nước vừa đủ chế xăm xắp mặt nếp. Bấm nút như nấu cơm. Khi nước sôi, mở nắp ra xóc nếp lên cho đều rồi đậy nắp lại cho kín hơi đến khi xôi chín.
  • Bới 1 lớp xôi mỏng ra đĩa, rắc tôm chấy lên trên. Rưới mỡ hành lên trên cùng dùng nóng.

Chả hấp vân

Quantcast

Nguyên liệu:

  • 400g giò sống
  • 200g thịt bò bắp
  • 3 quả trứng vịt

  • 1 củ cà rốt
  • 2 tai nấm mèo
  • 2 thìa cà phê nước mắm.

cha hap van.jpg

Thực hiện:

  • Bò bắp luộc chín mềm, thái mỏng. Trứng vịt đánh tan với nước mắm, bắc chảo dầu nóng tráng mỏng trứng.
  • Cà rốt luộc chín nguyên củ, chẻ làm 4 theo chiều dài. Nấm tai mèo ngâm nước ấm cho nở mềm, rửa sạch, bỏ rễ. Trải trứng chiên ra, quét giò sống lên toàn bộ bề mặt, xếp các lát bắp bò lên, xếp nấm mèo lên, xếp cà rốt vào 1 mép rồi cuộn tròn lại, buộc chặt, hấp chín.
  • Chả chín để nguội, xắt từng lát dày khoảng 0,5cm, sắp lên đĩa, dùng với cơm, chấm nước mắm chua ngọt ớt tỏi.

Mực khô xào rối

Quantcast

Nguyên liệu:

  • 1 con mực khô 150g
  • 100g thịt nạc vai
  • 50g giò lụa

  • 100g tôm nõn
  • 2 quả trứng gà
  • 50g đậu Hà Lan
  • 50g cà rốt
  • 50g củ đậu (củ sắn)
  • 5g nấm hương
  • 10g hành ngò
  • 1 củ hành tím
  • 10g gừng già
  • 2 thìa súp nước mắm
  • 1/2 thìa cà phê hạt nêm
  • 1 thìa cà phê đường
  • 1/4 thìa cà phê tiêu.

muc kho xao roi000.jpg

Thực hiện:

  • Mực ngâm nước lạnh khoảng 4 giờ cho mềm, bóc vỏ màng, da, rửa sạch bóp kỹ với gừng rượu, vớt để ráo. Sau đó đem lạng mỏng, thái chỉ.
  • Phi thơm hành tím với dầu ăn rồi cho mực vào đảo đều cho săn. Rắc đường vào đảo tiếp cho mực săn cứng. Trút mực đã xào ra để riêng.
  • Thịt nạc vai luộc chín. Trứng tráng mỏng. Sau đó thái chỉ thịt nạc, trứng và giò lụa, để riêng từng loại.
  • Tôm nõn hấp chín giã bông. Củ đậu, cà rốt và nấm hương tất cả thái chỉ xong trút và chảo xào chín. Nêm nếm nước mắm, tiêu, hạt nêm cho vừa ăn.
  • Trút đồ xào ra đĩa. Xếp mực, tôm chấy, thịt nạc, giò lụa và trứng tráng xung quanh. Rắc hành ngò lên trên, dùng nóng.

Diếp cuốn

Quantcast

Diếp cuốn là món ăn có nhiều rau nên không bị ngán khi thưởng thức. Đây là món ăn quen thuộc của người dân xứ Huế.

Nguyên liệu:

  • Tôm 150g
  • thịt ba chỉ 100g
  • bún hoặc bánh hỏi 100g
  • hành lá, rau diếp
  • ớt, vừng, đậu phộng
  • mắm ruốc Huế.

diep cuon.jpg

Thực hiện:

  • Tôm, thịt rửa sạch, luộc chín. Tôm lột vỏ, bỏ đầu, thịt thái miếng mỏng.
  • Hành lá chần qua nước sôi. Rau diếp rửa sạch, để ráo nước. Trải rau diếp ra đặt tôm đã lột vỏ, thịt ba chỉ, bún (hoặc bánh hỏi) lên trên cuộn lại và buộc bằng hành lá đã chần qua nước sôi.
  • Món chấm cùng nước tương đậu phộng.

Thưởng thức:

Nếu không thích cuốn cùng lá rau diếp, bạn có thể thay thế bằng lá cải xanh.

Súp cơm cháy hải sâm

Quantcast

Nguyên liệu:

  • 200g hải sâm
  • 100g tôm
  • 200g nấm rơm

  • 200g cà-rốt
  • 250g nếp ngỗng
  • 50g đậu xanh đã cà vỏ
  • 1 củ hành tây nhỏ
  • 700ml nước dùng
  • 1/4 bát bột ngô
  • rau mùi
  • 1 thìa cà-phê tỏi băm
  • 1 thìa cà-phê tiêu
  • 1 thìa súp muối
  • 1 thìa cà-phê dầu hào
  • 1 thìa cà-phê hạt nêm
  • dầu ăn.

sup com chay hai sam.jpg

Thực hiện:

  • Hải sâm rửa sạch, thái mỏng, ướp tiêu với tỏi phi khoảng 15 phút, xào chín với hành tây bào mỏng. Tôm bỏ vỏ, đầu, đuôi và chẻ sống lưng.
  • Làm cơm cháy: Nếp và đậu xanh nấu chín, thoa dầu vào khuôn, ép mỏng, cắt miếng vuông 3cm. Chảo dầu sôi cho từng miếng vào rán vàng.
  • Nấm rơm ngâm rửa với nước muối, để ráo, thái đôi. Nấu sôi nước dùng, cho cà-rốt tỉa hoa, nấm rơm rồi nêm muối, dầu hào hạt nêm vào nấu lửa riu riu vài phút, cho bột ngô rồi cho hải sâm, sau cùng cho cơm cháy.

Thưởng thức:

Trang trí với rau mùi. Dùng nóng.

Bí quyết:

Hải sâm rửa với rượu và gừng sẽ khử bớt mùi tanh.

Chả trung thu

Quantcast


Nguyên liệu:

  • 500g tôm đất
  • 250g giò sống
  • 1 quả trứng vịt

  • 1 quả dừa xiêm
  • lá chuối tươi
  • 1 lọn miến tàu
  • 1/4 thìa cà-phê tiêu
  • 1 thìa cà-phê tỏi
  • 1 thìa cà-phê hạt nêm
  • 1 thìa cà-phê đường
  • dầu vừng, muối.

cha trung thu.jpg

Thực hiện:

  • Tôm đất lột vỏ, bỏ đầu và đuôi, chẻ sống lưng, rút chỉ đen, chà với muối cho bớt nhớt.
  • Tiếp đến đem ngâm với nước dừa xiêm khoảng 5 phút, vớt tôm ra cho vào cối quết dẻo với 1/2 thìa cà-phê tiêu, 1/2 thìa cà-phê tỏi, 1/2 thìa cà-phê hạt nêm và 1/2 thìa cà-phê đường.
  • Giò sống đem trộn với 1/2 thìa cà-phê tiêu, 1/2 thìa cà-phê tỏi, 1/2 thìa cà phê đường và 1/2 thìa cà-phê hạt nêm. Trứng vịt hòa với dầu vừng trộn chung giò sống, tôm quết, cho vào khuôn rồi đem hấp chín.

Thưởng thức:

Trang trí với lọn miến tàu ràn giòn. Dùng nóng.

Bí quyết:

Trong khi hấp, thỉnh thoảng bạn quét chút lòng đỏ trứng vịt lên bề mặt, món chả trông sẽ hấp dẫn hơn.

Salad thập cẩm trộn rong biển

Quantcast

Nguyên liệu:

  • 50g rong xoắn đỏ
  • 50g rong xoắn xanh
  • 100g nấm kim châm

  • Nước xốt: 4 thìa nước tương + 2 thìa súp giấm + 2 thìa súp nước cốt chanh + 1 thìa súp đường + 1 thìa cà phê hạt nêm, khuấy tan.

salad thap cam tron rong bien.jpg

Thực hiện:

  • Rong xoắn xả sạch cho hết mặn. Nấm kim châm rửa qua nước muối loãng, vớt ra để ráo, xé rời.
  • Xếp nấm kim châm bên dưới, cho rong biển lên trên, khi ăn rưới nước trộn vào.
  • Làm món này nên chọn loại rong biển tươi, vị mặn, xả thật sạch cho hết mặn. Nấm kim châm không nên trụng mềm mà để sống, ăn giòn mới ngon.

Rong xanh đậu hũ


Nguyên liệu:

  • 50g rong xoắn xanh
  • 1/2 hộp đậu hũ non
  • 50g nấm kim châm

  • 2 cọng hành lá
  • 1/4 củ gừng
  • Nước trộn: 2 thìa súp giấm + 7 thìa súp nước đun sôi để nguội + 1 thìa súp đường + 2 thìa cà phê hạt nêm + 1 thìa súp rượu trắng + 1 thìa cà phê dầu mè, khuấy tan.

rong xanh dau hu.jpg

Thực hiện:

  • Rong xoắn xanh xả sạch.Nấm kim châm rửa qua nước muối loãng, vớt ra để ráo, xé rời. Hành lá xắt nhỏ. Gừng cạo vỏ xắt sợi.
  • Đặt đậu hũ lên đĩa, xếp rong xoắn và nấm kim châm xung quanh, rưới nước trộn vào. Khi ăn dùng thìa xắn từng miếng đậu hũ, ăn chung với rong biển và nấm.
  • Rong xanh loại tươi đóng gói được ướp muối nên khi dùng phải xả nước nhiều lần cho hết mặn. Có thể thay nấm kim châm bằng nấm linh chi nếu thích.

Rong Kombu xào nấm linh chi

Nguyên liệu:

  • 50g rong phổ tai Kombu
  • 100g nấm linh chi
  • 50g củ sen

  • 50g cà rốt
  • 1 thìa súp xốt tương đậu nành
  • 1 thìa súp rượu
  • 2 thìa cà phê hạt nêm
  • 1 thìa cà phê đường
  • 2 thìa súp dầu ăn.

rong kombu xao nam linh chi.jpg

Thực hiện:

  • Rong Kombu ngâm nước 5 phút cho nở, vớt ra để ráo, cắt sợi. Nấm linh chi rửa qua nước muối loãng. Cà rốt, củ sen gọt vỏ rửa sạch, cắt sợi, luộc sơ.
  • Bắc chảo dầu nóng, cho cà rốt, củ sen vào xào sơ, cho tiếp nấm và rong biển vào, nêm hạt nêm, đường vừa ăn. Xào thấm cho rượu trắng và xốt tương đậu nành vào, đảo đều, nhắc xuống.
  • Rong phổ tai là loại rong thông dụng, dùng nấu chè hay chế biến món mặn đều được. Xào món này phải có xốt tương đậu nành mới ra vị đặc trưng.

Gỏi sò điệp sa tế


Quantcast

1. Nguyên liệu:

  • 150g sò điệp
  • 500g kèo nèo
  • 50g húng quế

  • 10g lạc
  • 1 củ hành tây
  • 1 củ cà rốt
  • 1 thìa súp nước mắm
  • 1 thìa súp đường,
  • 1 thìa cà phê hạt nêm
  • 1 thìa cà phê sa tế
  • 1 thìa súp nước cốt chanh, dầu ăn.

goi so diep sa te.jpg

2. Thực hiện:

  • Sò điệp rửa sạch, cho vào chảo ít dầu áp chảo. Kèo nèo rửa sạch, tước xơ, thái khúc. Lạc rang chín, bỏ vỏ, giã hơi giập. Cà rốt, hành tây thái sợi.
  • Làm nước trộn: Cho đường, hạt nêm, nước mắm, nước cốt chanh, ớt, sa tế vào bát, khuấy đều. cho sò điệp, kèo nèo vào thố trộn đều, sau đó cho mắm mắm trộn vào.
  • Cho gỏi sò điệp ra đĩa, rắc lạc rang. Dùng ngay.

Mách bạn: Xóc kèo nèo với chút muối, ăn sẽ rất giòn.

Chả cua

Quantcast

Nguyên liệu:

  • Thịt cua: 100g
  • giò sống: 100g
  • chả cá thát lát: 100g

  • trứng gà: 2 quả
  • đầu hành: 10 cọng
  • Gia vị: bột nêm, tiêu, nước mắm, dầu ăn.

cha cua.jpg

Thực hiện:

  • Cho thịt cua, giò sống, chả cá thát lát trộn đều cho nhuyễn sau đó ướp cùng nước mắm, bột nêm, tiêu, đầu hành thái nhuyễn khoảng 15 phút.
  • Cho tất cả hỗn hợp đã ướp sẵn cùng trứng gà vào máy xay nhuyễn cho đến khi nào hỗn hợp dẻo và kết lại.
  • Thoa dầu vào khuôn, cho hỗn hợp vào các khuôn, đặt vào xửng hấp.
  • Khi chả chín thì phết thêm lòng đỏ trứng lên chả và tiếp tục hấp đến khi nào chả khô lại thành màu vàng đẹp.
  • Đun dầu sôi cho chả hấp vào chiên đến khi chín vàng hai mặt.
  • Dọn ra đĩa ăn kèm rau sống, nước mắm chua ngọt.

Các món chả tôm

Quantcast

cha tom01_resize.jpg

Hãy trổ tài làm những món chả tôm thơm ngon chiêu đãi gia đình bạn và bạn bè nhé!

Nguyên liệu:

  • Tôm tươi: 1,000 kg
  • Trứng vịt: 1 quả
  • Mỡ phần: 0,100 kg
  • Hạt tiêu: 0,003 kg
  • Đường, mắm, muối, phèn chua, giấm, tỏi, mỡ nước, rau thơm.

cha tom01.jpg

Cách làm:

1. Chả hấp:

  • Chọn tôm tươi, làm sạch, bóc bỏ vỏ, ngâm nước phèn chua 15 – 20 phút, vớt ra rửa kỹ cho hết nước phèn .
  • Dùng khăn sạch thấm cho tôm khô, bỏ vào cối giã nhuyễn.
  • Mỡ phần luộc chín, thái hạt lựu. Hàn the đun chảy, để nguội tán nhỏ.
  • Trứng vịt đập giập vào bát, để riêng lòng đỏ, lòng trắng.
  • Cho lòng trắng trứng, mỡ phần, hàn the và nêm ít đường, mắm, muối, hạt tiêu vào thúc đều với tôm (có thể lấy một ít nướng thử vừa ăn là được).
  • Xúc tôm ra lá chuối đã xoa mỡ, dàn đều dày 1,5 cm đem hấp chín. Khoảng 10 phút sau phết lòng đỏ trứng lên trên chả, hấp thêm 5 phút nữa là được.
  • Lấy chả ra để nguội, cắt miếng hình quả trám (hoặc con chì) bày vào đĩa ăn với nước mắm pha chanh, tỏi, ớt và rau thơm, xà lách.

2. Chả rán:

  • Nguyên liệu và cách làm tương tự chả hấp.
  • Song sau khi hấp chín, không phết lòng đỏ trứng mà đem rán mỡ cho vàng đều cả hai mặt.
  • Cách bày biện và ăn cũng giống như chả hấp.

3. Chả nướng:

  • Tôm nhuyễn như chả hấp, đem viên thành từng viên, xâu vào que tre đem nướng trên than hồng cho chín vàng đều.
  • Khi ăn, tháo chả bày ra đĩa, ăn với nước mắm pha các gia vị hài hòa và rau thơm, xà lách.

4. Chả tôm cuốn mỡ chài:

  • tôm giã xong lấy mỡ chài cuốn bằng ngón tay cái.
  • Đun sôi mỡ, cho chả vào rán chín vàng đều.
  • Vớt chả ra ăn với nước chấm pha các gia vị và rau thơm, xà lách.

Yêu cầu thành phẩm:

Chả tôm có màu sắc đẹp, chín tới, ăn thơm, giòn, vị vừa ăn. Nước chấm pha đủ ngũ vị hài hòa.

Món ăn hỗ trợ điều trị viêm mũi mạn tính


Viêm mũi mạn tính đa số do bị bệnh cấp tính chữa không khỏi hẳn, bị đi bị lại nhiều lần, khiến người bệnh không khỏi hẳn được mà ra. Ngoài ra, cũng có thể do nghề nghiệp như: tiếp xúc lâu dài với chất có hại như bụi phấn, hoá chất, hàn điện… cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra viêm mũi mạn tính.

dao Capri15.jpg


Bệnh này chủ yếu do cơ thể suy nhược, nội tạng bị tổn thương, thuộc loại bệnh mạn tính, suy nhược, như: phế khí suy nhược, chức năng chuyển hóa khí không được ổn định dễ bị hàn tà tập kích, làm cho lỗ mũi bị nghẹt, thậm chí khó thở, xoang mũi niêm mạc bị sưng, mũi nghẹt không thông. Nếu phổi đã bị phục nhiệt mà lại gặp hàn tà lâu ngày có thể gây nên khí trệ huyết ứ.

Căn cứ vào triệu chứng, y học cổ truyền chia viêm mũi mạn tính thành 3 thể và có những món ăn phù hợp để chữa trị:

1. Thể phế nhiệt nghẽn: Nghẹt mũi có lúc nặng nhẹ, gặp nóng thì nặng lên, gặp mát thì nhẹ đi, ưa trời mát mẻ, kỵ trời nóng nực. Niêm mạc mũi sung huyết rõ rệt, đỏ lên khá đậm. Nước mũi không nhiều nhưng màu vàng và đặc, kết lại thành dỉ ở mũi. Hốc mũi bị khô, cảm thấy thở nóng rát, đầu căng và nhức, miệng khô, khát nước, đi ngoài bón kết khó khăn, nước tiểu màu vàng và ít. Chất lưỡi đỏ hoặc mốc vàng ít bọt, mạch nhanh, có lực:

Diếp cá nấu dạ dày lợn: Rau diếp cá nhặt rửa sạch, thái nhỏ, bỏ vào dạ dày, cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, hầm 2 – 3 giờ.

Phổi lợn hầm lá dâu, hoa cúc: Lá dâu 15g, hoa cúc 15g, phổi lợn 250g.

Phổi lợn rửa thật sạch, dùng tay vắt hết nước, thái miếng nhỏ; lá dâu, hoa cúc rửa sạch, nấu kỹ, gạn lấy nước, cho phổi vào nước đó hầm 1- 2giờ.

Trà nhị hoa: Hoa cúc, chi tử mỗi thứ 10g, bạc hà 3g, hành trắng 3g.

Các vị trên rửa sạch, đổ vừa đủ nước sôi để hãm một lúc cho ngấm rồi rót ra chén cho chút mật ong, quậy đều uống thay trà. Nên uống thường xuyên.

2. Thể phế khí hư hàn: Mũi nghẹt nhẹ hoặc nặng. Gặp lạnh thì nặng, gặp nóng thì nhẹ. Ưa nóng mà kỵ lạnh. Niêm mạc mũi sung huyết nhẹ, màu nhạt hoặc màu hồng xám, hoặc hơi thấy có trạng thái phù, không có niêm mạc kết mỡ dày. Nước mũi loãng trong, chân tay hơi ấm hoặc bị ho. Đến mùa đông thì phát sinh đi ngoài phân hơi sống, tiểu trong và lâu, chất lưỡi nhạt, mốc và ướt, mạch trầm nhỏ yếu.

Phổi lợn hầm hoàng kỳ, hạt sen: Hoàng kỳ, hạt sen mỗi thứ 50g, phổi lợn 250g. Hoàng kỳ, hạt sen rửa sạch; phổi lợn rửa nhiều lần, vắt hết nước. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, hầm 2- 3 giờ cho nhừ, nêm muối và gia vị vừa ăn.

Canh nhân sâm, liên nhục: Nhâm sâm trắng 10g, hạt sen 15g, đường phèn 30g. Nhân sâm, hạt sen bỏ tâm cho vào tô, đổ vừa nước hãm, cho đường, hấp cách thủy khoảng 1 giờ rồi uống.

Canh phổi lợn, trùng thảo: Phổi lợn 250g, đông trùng thảo 5g, muối, mì chính. Phổi lợn vắt sạch máu, rửa thật sạch, thái nhỏ, cho vào nồi cùng với đông trùng thảo, cho vừa nước, hầm nhừ, cho gia vị vừa ăn.

3.Thể khí huyết ứ đọng: Mũi sưng to do nghẹt mũi nặng và kéo dài phần nhiều kèm theo đau đầu, váng đầu, miệng khô họng khan, mũi chảy nước nhiều, viêm nhiều, hoặc bị ho, tai ù, thính lực giảm… lưỡi nhạt thâm mốc dày vàng, mạch trầm trì và có lực.

Tam thất hấp gà: Thịt gà 250g, bột tam thất 10g, đường phèn vừa ngọt.

Thịt gà rửa sạch, chặt miếng nhỏ, ướp đường phèn giã nhỏ, cho vào tô hoặc liễn, nước vừa đủ, hầm cách thủy 1 giờ.

Nước nhân sâm, điền nhất: Nhân sâm 10g, bột điền thất 3g. Nhân sâm thái lát mỏng, cho vào tô, đổ vừa nước, hầm cách thuỷ 1 giờ. Gạn nước sâm, cho bột điền thất vào, quậy đều, thêm chút đường cho dễ uống. Uống thay nước trà.

Cần lưu ý:

Viêm mũi mạn tính do nghề nghiệp hoặc tiếp xúc với các chất gây dị ứng thì phải hết sức tránh tiếp xúc với các chất đó, tránh những chất khí có hại như: dầu, khói, khí kích thích. Ngoài ra, nếu người bệnh là người lớn tuổi, thường sức khỏe yếu, thì cần rèn luyện thân thể và nghỉ ngơi thích đáng. Thông thường, khi sức khỏe khôi phục, bệnh viêm mũi cũng sẽ giảm đi.

Người bị viêm mũi mạn tính do phế nhiệt nghẽn nên ăn thứ có tác dụng thanh nhiệt như: mướp đắng, giá đậu xanh, mướp, cá, thịt, tỳ bà, lê, chuối tiêu… Nếu là thuộc loại bệnh do phế tỳ khí hư, nên ăn các thứ có tác dụng bổ ích phế tỳ như: táo tàu, ý dĩ nhân, hoài sơn, trứng vịt, thịt vịt, phổi lợn… Bệnh này nên kiêng dầu mỡ, ngậy nhiều, đắng, cay, kích thích. Tuyệt đối không uống rượu.

Theo Lương y Hòai Vũ

Salad kiểu Ấn


Quantcast

08.jpg

Nguyên liệu:

  • Gạo Ấn Độ
  • 1 trái cà chua
  • Hành khô

  • Ớt chuông: 1 trái xanh và 1 trái đỏ
  • Rau húng
  • Ngò tây
  • Dầu ôliu
  • Gia vị: muối, tiêu, đường.

salad kieu An.jpg

Cách làm:

  • Gạo Ấn Độ đem nấu cho ra khoảng 1 chén cơm (nhiều hay ít hơn tùy vào người ăn), cách nấu giống như nấu cơm thông thường, nhưng gạo Ấn Độ sẽ cho ra hạt cơm bé và đẹp mắt.
  • Cà chua và ớt chuông đem xắt hạt lựu, rau húng và ngò tây thái nhuyễn.
  • Cà chua, ớt, hành khô, rau húng, ngò tây, dầu ôliu lấy mỗi thứ một muỗng súp rồi cho vào một cái thố.
  • Trộn đều hỗn hợp này với nhau. Nêm gia vị muối, tiêu…cho vừa ăn. Để món ăn ngon hơn, các bạn cho vào tủ lạnh khoảng 30 phút rồi lấy ra trình bày lên đĩa. Món salad này cho bạn một mùi vị rất lạ.